quá trình xuất hiện những khác biệt giữa các cá thể hoặc những cơ quan riêng biệt (kích thước, màu sắc, hình dạng, thành phần hoá học…) và những chức năng của sinh vật. Dựa trên nguyên nhân, người ta phân ra: BD di truyền và BD không di truyền. BD di truyền được chia ra: BD tổ hợp và BD đột biến. BD đột biến dựa trên cấu trúc của gen và các nhiễm sắc thể, dẫn tới xuất hiện những tính trạng và tính di truyền mới của sinh vật; có bốn loại: đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể, đột biến hệ gen, đột biến tế bào. BD di truyền là cơ sở thực tiễn cho chọn giống cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật. BD đột biến có vai trò quan trọng trong nghiên cứu lí thuyết của di truyền học và các lĩnh vực khác trong sinh học. Các BD trong đó cá thể của quần thể mang tính trạng trung bình và các thành viên khác trong quần thể có tính trạng thay đổi quanh giá trị trung bình đó (thường là loại tính trạng đa gen, mỗi gen có một hiệu quả nhỏ) gọi là BD số lượng (cg. BD liên tục); ngược lại, các dạng BD có hai hay nhiều tính trạng riêng biệt khi có hai hoặc nhiều alen của một gen phức trong quần thể như nhóm máu ở người, các tính trạng ở các cây đậu trong thí nghiệm của Menđen gọi là BD chất lượng. Ở thực vật, BD có thể phát sinh ở những tính chất khác nhau về giải phẫu, hình thái, sinh lí, sinh hoá và ở các cơ quan khác nhau như hạt, phấn, hình dạng tán cây. Nghiên cứu các BD cá thể (sự phân hoá giữa các cá thể trong quần thể) do nguyên nhân di truyền và BD địa lí (do tác động đồng thời các nhân tố sinh thái và các quá trình di truyền phức tạp khi hình thành khu phân bố loài) có ý nghĩa trong chọn giống cây trồng.
Xem thêm: Định lý pytago – Hướng dẫn giải bài tập Hình học lớp 7
Phương pháp nghiên cứu BD tốt nhất là trồng thực nghiệm theo khảo nghiệm xuất xứ (khả năng di truyền của các BD địa lí) hoặc khảo nghiệm hậu thế của cây trội được chọn lọc (xác định khả năng di truyền của BD cá thể) trong những điều kiện khác nhau.